Liệt dương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

 

Tổng quan bệnh Liệt dương

Liệt dương là gì?

Bệnh liệt dương ở nam giới là hiện tượng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, bệnh khiến dương vật không thể cương cứng hoặc có cương nhưng không đủ độ cứng để tiến hành giao hợp. Liệt dương còn có thể thấy qua biểu hiện dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh, không xuất tinh, xuất tinh sớm, thiếu hay mất cực khoái. Liệt dương không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và sinh lý ở nam giới, mà còn khiến tâm lý của người bệnh bị tác động nặng nề, gây ra những hệ lụy xấu cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, người mắc bệnh liệt dương thường mặc cảm và e ngại nên không đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, vì thế không thể khắc phục được chứng bệnh này và những hệ quả mà nó đem lại.

Rối loạn cương dương dẫn đến liệt dương là một hội chứng rất phổ biến, nhưng vì là vấn đề nhạy cảm ở nam giới nên ít được thảo luận rộng rãi. Khoảng 5% nam giới trên 40 tuổi và 15-25% nam giới trên 65 tuổi có triệu chứng rối loạn cương dương.



Liệt dương có tự khỏi?

Khả năng khỏi bệnh liệt dương tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên cần tìm hiểu chính là nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh rối loạn cương dương là gì. Nếu rối loạn cương dương do mắc các bệnh mạn tính thì cần phải điều trị bệnh mạn tính trước khi tìm cách khắc phục liệt dương. Nếu bị liệt dương do tâm lý thì cần tự điều chỉnh tinh thần lại. Đồng thời, cần kết hợp với các liệu pháp của bác sĩ để tinh thần thoải mái, vui vẻ, dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường thể lực… có thể giúp cải thiện tình trạng liệt dương.

Tỷ lệ chữa khỏi liệt dương và bệnh rối loạn cương dương là 95%. Tuy nhiên nam giới cần đến đúng các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, có cách chữa khoa học, tránh hậu quả khó lường.




Nguyên nhân liệt dương thường gặp bao gồm:

  • Tuổi tác: tuổi càng cao thì hàm lượng testosterone ở nam giới càng suy giảm mạnh dễ bị liệt dương.

  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: lạm dụng chất kích thích, sử dụng thuốc có tác động xấu tới hệ sinh dục hoặc thói quen tình dục không điều độ là nguyên nhân liệt dương phổ biến. Ngoài ra, thói quen thủ dâm quá nhiều có thể gây rối loạn chức năng sinh dục và dẫn đến hiện tượng liệt dương ở nhiều nam giới.

  • Tâm lý: yếu tố tâm lý chiếm đến 20% nguyên nhân gây liệt dương. Cảm giác lo sợ, tự ti, căng thẳng khiến dương vật không thể cương cứng.

  • Bệnh lý, thể chất kém: nam giới có thể chất kém sẽ dễ bị liệt dương. Ngoài ra, bệnh viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, viêm nhiễm bộ phận sinh dục cũng dễ gây liệt dương.

  • Chấn thương, phẫu thuật vùng tiền liệt tuyến hoặc dương vật bị tổn thương thần kinh đều có thể gây liệt dương.

  • Do tác dụng phụ của thuốc hoặc chất kích thích: thuốc chữa bệnh tâm thần, trầm cảm, tim mạch, tăng huyết áp, … có tác dụng phụ bất lợi, gây ra các rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, mất ham muốn, liệt dương, …

  • Thói quen nghiện các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, … ở nam giới cũng tạo cơ hội hình thành bệnh liệt dương và làm bệnh trầm trọng hơn.


Dấu hiệu liệt dương ở nam giới rất khác nhau tùy theo bệnh nhân. Theo Hội Nam học thế giới, liệt dương ở mức độ khác nhau sẽ xuất hiện dấu hiệu lâm sàng khác nhau:

  • Mức độ nhẹ: nam giới bị liệt dương vẫn có nhu cầu tình dục như bình thường, dương vật vẫn cương cứng nhưng thời gian cương cứng ngắn, dễ xuất tinh ngay sau khi vào âm đạo.

  • Mức độ trung bình: ham muốn giảm dần, dương vật mất nhiều thời gian để cương cứng, giảm tần suất xuất tinh. Ở giai đoạn này, người bị liệt dương không thể duy trì trạng thái cương cứng dương vật.

  • Mức độ nặng: dương vật không thể cương cứng, nam giới không còn khoái cảm khi quan hệ.


Những người có nguy cơ mắc bệnh liệt dương bao gồm:

  • Người thường xuyên làm ca đêm, thức khuya

  • Người hay uống rượu, hút thuốc

  • Người hay buồn rầu, trầm cảm

  • Người thường xuyên ngoại tình

  • Người dễ nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc

  • Người có thói quen quan hệ ngay sau khi tắm

  • Người mắc hội chứng chuyển hóa: bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, béo phì

  • Người có lối sống thụ động, ít vận động thể chất

  • Người bị suy sinh dục




0 nhận xét